Đoàn biểu diễn vở ca nhạc kịch "Mozart, opéra rock" (DR)
Tại Pháp, những vở ca nhạc kịch ăn khách đầu tiên là Starmania (Giấc mơ danh vọng) và Les Misérables (Những người khốn khổ). Sự thành công ấy đã tạo ra một phong trào sáng tác nhạc kịch theo kiểu Pháp từ cuối thập niên 1970 trở đi. Thể loại này bao gồm cả những âm thanh thật ồn và những giai điệu cực hay.
Một trong những vở ca nhạc kịch Pháp đang thịnh hành hiện nay là vở Mozart, opéra rock của nhóm sáng tác Dove Attia và Albert Cohen. Được diễn lần đầu tiên trên sâu khấu vào tháng 9 năm 2009, vở ca nhạc kịch Mozart tính đến nay đã thu hút hơn một triệu lượt khán giả. Trên thị trường băng đĩa, album cùng tên đã bán được hơn 500 ngàn bản trong vòng gần hai năm. Điều đó có nghĩa là vở kịch này bội thu nhờ vào số lượng khán giả mua vé đi xem biểu diễn trực tiếp, nhiều hơn là do việc kinh doanh đĩa hình đĩa nhạc.
Theo giới phê bình, sở dĩ vở ca nhạc kịch Mozart thành công nửa vời là vì tác phẩm thiếu tính thuần nhất. Vở kịch này bao gồm tổng cộng 27 ca khúc, nhưng lại có đến 10 tác giả trong nhóm sáng tác. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm vẫn là dung hòa các giai điệu cổ điển của Mozart với dòng nhạc pop-rock. Nhưng trong số 10 nhà soạn nhạc, không phải ai cũng sáng tác đều tay. Bức tranh tổng thể vì thế mà trở nên rời rạc, có nhiều đoạn hơi bị chắp vá gán ghép, nếu không nói là gượng ép. Trong số 6 đĩa đơn đã được phát hành, chỉ có hai ca khúc là Assassymphonie (do ca sĩ Florent Mothe trình bày)và Tatoue moi (Mikelangelo Loconte) là vượt trội hơn cả.
Các tác phẩm sắp được trình làng
Năm 2011 đánh dấu ngày hoàn tất nhiều dự án mới, trong đó có ít nhất hai vở ca nhạc kịch sắp được cho ra đời. Trước hết, có vở kịch mang tựa đề Adam và Eva (Adam et Ève) do ca sĩ kiêm tác giả Pascal Obispo thực hiện. Cách đây một thập niên, anh đã từng thành công rực rỡ với tác phẩm Les Dix Commandements (Mười giáo điều). Ca khúc chủ đề của vở kịch này là L’envie d’aimer (Khao khát thương yêu) từng lập kỷ lục số bán với gần 2 triệu bản chỉ riêng trên thị trường Pháp.
Dự án thứ nhì là vở kịch Dracula (Quỷ hút máu) của Kamel Ouali sẽ ra mắt khán giả lần đầu tiên vào tháng 9 năm nay. Nổi tiếng tại Pháp nhờ làm biên đạo múa cho các cuộc thi tiếng hát truyền hình, Kamel không có tài soạn nhạc, nên mới tập hợp một êkíp sáng tác gồm đến 9 tác giả, trong đó có nhóm nhạc rock Superbus. Những ca khúc đầu tiên được trình làng chuyển hướng từ nhạc nhẹ sang hẳn metal rock, và hy vọng sẽ gặp nhiều thành công hơn là vở ca nhạc kịch trước đó của anh kể lại cuộc đời của nữ hoàng Ai Cập Cléopâtre. Được trình làng vào đầu năm 2009, vở kịch này chỉ lôi cuốn 300 ngàn khán giả, trong khi đĩa nhạc chỉ bán được có 130 ngàn bản, tức là rất thấp so với kinh phí đầu tư ban đầu là 9 triệu euro.
Khác biệt giữa Pháp với Mỹ
Tại Pháp, các vở nhạc kịch có phần khác biệt với thể loại musical của người Anh, Mỹ. Làng nhạc kịch Broadway đòi hỏi nơi các diễn viên nhiều kỹ năng tay nghề. Họ chẳng những hát giỏi mà còn biết đóng kịch và múa hay (từ các điệu nhảy thiết hài cho đến ballet jazz đương đại). Người Pháp thì lại hay phân chia ngăn nắp, đóng khung thể loại.
Ca sĩ Pháp vì thế có thể diễn đạt một bản nhạc cực kỳ hay, nhưng nếu phải vừa hát vừa múa với một đoàn diễn viên phụ họa, thì công bằng mà nói họ không thể nào sánh nổi với người Anh, Mỹ. Trên sân khấu Broadway, mỗi diễn viên tựa như là một họa tiết đứng vững, nhưng vẫn có thể hòa mình phối hợp với các diễn viên khác thành một bức tranh toàn cảnh. Trong các vở ca nhạc kịch của Pháp, hát - múa - diễn là ba phần khác nhau và do vậy trong bản chất đã bị phân tán rời rạc, chứ chưa phải là một thực thể liền khối.
Ở đây có hai trường hợp ngoại lệ. Vở ca nhạc kịch Những người khốn khổ (Les Misérables) của hai tác giả Boublil Schonberg đã thành công từ hàng chục năm qua chủ yếu nhờ vào tính chất nghiêm túc (Ca khúc chủ đề là bài Giấc mơ đổi đời – J’avais rêvé d’une autre vie). Ban đầu là tiếng Pháp rồi được phóng tác sang tiếng Anh, vở kịch này giúp phổ biến rộng rãi hơn mà vẫn không coi thường tầm vóc văn học của quyển tiểu thuyết của Victor Hugo. Còn trong trường hợp của vở Starmania (Giấc mơ danh vọng), nhóm sáng tác Luc Plamondon và Michel Berger đã có đủ tầm nhìn xa để tạo ra một tác phẩm opéra rock theo đúng nghĩa của nó.
Thực tế thị trường hay đam mê nghệ thuật ?
Ca nhạc kịch theo kiểu Pháp ra đời vào những năm 1930, nhưng ban đầu là những vở hài kịch nối liền bằng nhiều ca khúc. Mãi đến giữa những năm 1960, mới bắt đầu xuất hiện các vở nhạc kịch bằng tiếng Pháp nguyên vẹn và thuần chất hơn. Đến cuối những năm 1970, hai tác giả Boublil và Schonberg mới nâng thể loại này lên hàng nghệ thuật với Những người khốn khổ.
Từ thập niên 80 trở đi, sáng tác ca nhạc kịch bằng tiếng Pháp trở thành một phong trào. Trên dưới 50 tác phẩm lần lượt ra đời, nhưng chỉ có một phần năm mới được công chúng hưởng ứng. Đó là trường hợp của các vở ca nhạc kịch như Nhà thờ Đức Bà Paris (1998), Vua mặt trời (Le Roi Soleil - 2005), Huyền thoại James Dean (La légende de Jimmy -1990), Mười giáo điều (Les Dix Commandements – 2000), Chuyện tình Romeo & Juliette (2001). Nhạc phẩm Aimer (Yêu), ca khúc chủ đề của vở kịch đã được dịch sang 12 thứ tiếng.
Theo hiệp hội các tác giả SACEM của Pháp, trong số 10 nghệ sĩ được hưởng nhiều tiền tác quyền nhất trong năm nay, có đến một nửa là các tác giả chuyên sáng tác nhạc kịch. Điều này không liên quan đến các vở kịch dựng lại cuộc đời và sự nghiệp của các danh ca quá cố như Claude François, Mike Brant, Joe Dassin hay còn sống như Aznavour. Việc này cũng tương đối dễ hiểu bởi vì thị trường âm nhạc đang xuống dốc, việc phát hành băng đĩa ở trong mức bão hòa cho dù là đĩa bán ngoài cửa hiệu hay qua hình thức phát hành trực tuyến.
Tác giả bội thu, khán giả bội thực
Để kiếm tiền, các tác giả thường chạy theo việc dàn dựng nhạc kịch trên sân khấu, bởi vì khán giả muốn xem biểu diễn buộc phải mua vé. Hình thức sao chép chỉ liên quan đến các đĩa hình, nhưng đa số các DVD chỉ được phát hành một thời gian dài sau vở diễn. Điều đó giải thích vì sao số lượng ca nhạc kịch nhân lên gấp năm lần : từ 7 tác phẩm trong suốt thập niên 1990 lên đến 33 vở kịch trong giai đoạn 2001 – 2010.
Đây là một điều đáng mừng đối với giới nghệ sĩ, tác giả, vì hình thức biểu diễn trên sân khấu bù đắp cho những thất thu do bán đĩa không nhiều. Nhưng chưa chắc gì đó là một tin vui đối với khán giả, vì số lượng không đi kèm với chất lượng. Mấy ai còn nhớ vở ca nhạc kịch Vị hoàng tử nhỏ (Le Petit Prince - 2003) của tác giả Richard Cocciante hay Cuốn theo chiều gió (Autant en emporte le vent – 2004) của Gérard Presgurvic, cho dù họ là những nghệ sĩ tên tuổi từng thành công vượt bực với Nhà thờ Đức Bà Paris hay Chuyện tình Romeo & Juliette.
Có thể nói là các tác giả Pháp nổi tiếng thời nay, kể cả Pascal Obispo, sáng tác ca nhạc kịch do thực tế của thị trường nhiều hơn là vì đam mê nghệ thuật. Nhìn lại, ca nhạc kịch theo kiểu Pháp vẫn ở trong dạng trào lưu chứ chưa phải là truyền thống. Điều đó có nguy cơ dẫn đến hiện tượng : nhờ nhạc kịch mà các tác giả bội thu, nhưng khán giả thì lại bội thực.
Theo giới phê bình, sở dĩ vở ca nhạc kịch Mozart thành công nửa vời là vì tác phẩm thiếu tính thuần nhất. Vở kịch này bao gồm tổng cộng 27 ca khúc, nhưng lại có đến 10 tác giả trong nhóm sáng tác. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm vẫn là dung hòa các giai điệu cổ điển của Mozart với dòng nhạc pop-rock. Nhưng trong số 10 nhà soạn nhạc, không phải ai cũng sáng tác đều tay. Bức tranh tổng thể vì thế mà trở nên rời rạc, có nhiều đoạn hơi bị chắp vá gán ghép, nếu không nói là gượng ép. Trong số 6 đĩa đơn đã được phát hành, chỉ có hai ca khúc là Assassymphonie (do ca sĩ Florent Mothe trình bày)và Tatoue moi (Mikelangelo Loconte) là vượt trội hơn cả.
Các tác phẩm sắp được trình làng
Năm 2011 đánh dấu ngày hoàn tất nhiều dự án mới, trong đó có ít nhất hai vở ca nhạc kịch sắp được cho ra đời. Trước hết, có vở kịch mang tựa đề Adam và Eva (Adam et Ève) do ca sĩ kiêm tác giả Pascal Obispo thực hiện. Cách đây một thập niên, anh đã từng thành công rực rỡ với tác phẩm Les Dix Commandements (Mười giáo điều). Ca khúc chủ đề của vở kịch này là L’envie d’aimer (Khao khát thương yêu) từng lập kỷ lục số bán với gần 2 triệu bản chỉ riêng trên thị trường Pháp.
Khác biệt giữa Pháp với Mỹ
Tại Pháp, các vở nhạc kịch có phần khác biệt với thể loại musical của người Anh, Mỹ. Làng nhạc kịch Broadway đòi hỏi nơi các diễn viên nhiều kỹ năng tay nghề. Họ chẳng những hát giỏi mà còn biết đóng kịch và múa hay (từ các điệu nhảy thiết hài cho đến ballet jazz đương đại). Người Pháp thì lại hay phân chia ngăn nắp, đóng khung thể loại.
Ca sĩ Pháp vì thế có thể diễn đạt một bản nhạc cực kỳ hay, nhưng nếu phải vừa hát vừa múa với một đoàn diễn viên phụ họa, thì công bằng mà nói họ không thể nào sánh nổi với người Anh, Mỹ. Trên sân khấu Broadway, mỗi diễn viên tựa như là một họa tiết đứng vững, nhưng vẫn có thể hòa mình phối hợp với các diễn viên khác thành một bức tranh toàn cảnh. Trong các vở ca nhạc kịch của Pháp, hát - múa - diễn là ba phần khác nhau và do vậy trong bản chất đã bị phân tán rời rạc, chứ chưa phải là một thực thể liền khối.
Ở đây có hai trường hợp ngoại lệ. Vở ca nhạc kịch Những người khốn khổ (Les Misérables) của hai tác giả Boublil Schonberg đã thành công từ hàng chục năm qua chủ yếu nhờ vào tính chất nghiêm túc (Ca khúc chủ đề là bài Giấc mơ đổi đời – J’avais rêvé d’une autre vie). Ban đầu là tiếng Pháp rồi được phóng tác sang tiếng Anh, vở kịch này giúp phổ biến rộng rãi hơn mà vẫn không coi thường tầm vóc văn học của quyển tiểu thuyết của Victor Hugo. Còn trong trường hợp của vở Starmania (Giấc mơ danh vọng), nhóm sáng tác Luc Plamondon và Michel Berger đã có đủ tầm nhìn xa để tạo ra một tác phẩm opéra rock theo đúng nghĩa của nó.
Thực tế thị trường hay đam mê nghệ thuật ?
Ca nhạc kịch theo kiểu Pháp ra đời vào những năm 1930, nhưng ban đầu là những vở hài kịch nối liền bằng nhiều ca khúc. Mãi đến giữa những năm 1960, mới bắt đầu xuất hiện các vở nhạc kịch bằng tiếng Pháp nguyên vẹn và thuần chất hơn. Đến cuối những năm 1970, hai tác giả Boublil và Schonberg mới nâng thể loại này lên hàng nghệ thuật với Những người khốn khổ.
Từ thập niên 80 trở đi, sáng tác ca nhạc kịch bằng tiếng Pháp trở thành một phong trào. Trên dưới 50 tác phẩm lần lượt ra đời, nhưng chỉ có một phần năm mới được công chúng hưởng ứng. Đó là trường hợp của các vở ca nhạc kịch như Nhà thờ Đức Bà Paris (1998), Vua mặt trời (Le Roi Soleil - 2005), Huyền thoại James Dean (La légende de Jimmy -1990), Mười giáo điều (Les Dix Commandements – 2000), Chuyện tình Romeo & Juliette (2001). Nhạc phẩm Aimer (Yêu), ca khúc chủ đề của vở kịch đã được dịch sang 12 thứ tiếng.
Theo hiệp hội các tác giả SACEM của Pháp, trong số 10 nghệ sĩ được hưởng nhiều tiền tác quyền nhất trong năm nay, có đến một nửa là các tác giả chuyên sáng tác nhạc kịch. Điều này không liên quan đến các vở kịch dựng lại cuộc đời và sự nghiệp của các danh ca quá cố như Claude François, Mike Brant, Joe Dassin hay còn sống như Aznavour. Việc này cũng tương đối dễ hiểu bởi vì thị trường âm nhạc đang xuống dốc, việc phát hành băng đĩa ở trong mức bão hòa cho dù là đĩa bán ngoài cửa hiệu hay qua hình thức phát hành trực tuyến.
Tác giả bội thu, khán giả bội thực
Để kiếm tiền, các tác giả thường chạy theo việc dàn dựng nhạc kịch trên sân khấu, bởi vì khán giả muốn xem biểu diễn buộc phải mua vé. Hình thức sao chép chỉ liên quan đến các đĩa hình, nhưng đa số các DVD chỉ được phát hành một thời gian dài sau vở diễn. Điều đó giải thích vì sao số lượng ca nhạc kịch nhân lên gấp năm lần : từ 7 tác phẩm trong suốt thập niên 1990 lên đến 33 vở kịch trong giai đoạn 2001 – 2010.
Đây là một điều đáng mừng đối với giới nghệ sĩ, tác giả, vì hình thức biểu diễn trên sân khấu bù đắp cho những thất thu do bán đĩa không nhiều. Nhưng chưa chắc gì đó là một tin vui đối với khán giả, vì số lượng không đi kèm với chất lượng. Mấy ai còn nhớ vở ca nhạc kịch Vị hoàng tử nhỏ (Le Petit Prince - 2003) của tác giả Richard Cocciante hay Cuốn theo chiều gió (Autant en emporte le vent – 2004) của Gérard Presgurvic, cho dù họ là những nghệ sĩ tên tuổi từng thành công vượt bực với Nhà thờ Đức Bà Paris hay Chuyện tình Romeo & Juliette.
Có thể nói là các tác giả Pháp nổi tiếng thời nay, kể cả Pascal Obispo, sáng tác ca nhạc kịch do thực tế của thị trường nhiều hơn là vì đam mê nghệ thuật. Nhìn lại, ca nhạc kịch theo kiểu Pháp vẫn ở trong dạng trào lưu chứ chưa phải là truyền thống. Điều đó có nguy cơ dẫn đến hiện tượng : nhờ nhạc kịch mà các tác giả bội thu, nhưng khán giả thì lại bội thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét