Mới đó mà đã 10 năm kể từ cái ngày Garou thành danh nhờ đóng vai thằng gù Quasimodo trong vở ca nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris. Nam ca sĩ người Canada nổi tiếng nhờ có chất giọng khàn đục. Một phong cách crooner thổn thức nhạc tình, một cặp mắt xanh biếc làm điêu đứng phái nữ, đánh cắp hàng triệu con tim.
Tên thật là Pierre Garand, anh sinh ngày 26 tháng 6 năm 1972 tại thị trấn Sherbrooke, nằm ở phía Đông vùng Québec. Từ thời còn nhỏ, Garou đã có năng khiếu âm nhạc, cậu bé học đàn guitare từ năm lên 6. Đến tuổi học trung học, anh chuyển qua học đàn piano và bắt đầu sáng tác. Nhưng cậu bé không nuôi mộng trở thành ca sĩ mà lại thích nghề khảo cổ học.
Có lẽ cũng vì thuở thiếu thời, hình tượng của anh hùng đội mũ cầm roi trong loạt phim truyện Indiana Jones đã in đậm trong ký ức của anh. Tuy học giỏi, nhưng Garou lại cứng đầu bướng bỉnh. Gia đình lại cho anh đi học ở trường dòng với kỷ luật nghiêm khắc. Nhiều lần cúp cua, trốn học, vi phạm nội quy nên Garou bị đuổi ra khỏi trường. Một năm sau, cậu thiếu niên lại trượt tú tài nên giấc mộng theo đuổi ngành khảo cổ học coi như là đã tiêu tan.
Năm 18 tuổi, Garou rời gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Thời gian đầu, anh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống : ban ngày đi giao hàng, ban đêm làm gác dan. Cùng với một số bạn học cũ, anh thành lập ban nhạc The Doors and Windows, nhờ có một chút vốn liếng âm nhạc nên trở thành tay đàn guitare chính của nhóm. Trong những năm tháng đầu, họ chủ yếu hát nhạc của Beatles trong các quán bar. Tuy các buổi biểu diễn không thu hút đông đảo người xem, nhưng Garou cho biết là kể từ đó con vi trùng âm nhạc ăn sâu vào xương tủy của mình.
Thời gian đầu khởi nghiệp gian nan
Năm anh tròn 20 tuổi, Garou muốn đến Montreal để lập nghiệp, nhưng không hề có được một cơ hội đẻ thi thố tài năng. Dù có gỏ cách mấy, nhưng mọi cửa vẫn đóng. Sau một thời gian đi hát rong để kiếm sống, anh chán nản trở về nguyên quán. Cũng may cho anh là tại Sherbrooke, một chủ quán rượu (ông Francis Delage) chịu bỏ tiền thuê một ca sĩ vô danh.
Theo hợp đồng, Garou phải hát mỗi buổi tối chủ nhật. Quán bar không được trang bị đầy đủ nên Garou phải mua nhạc khí và hệ thống điều khiển âm thanh. Khó hơn nữa, là anh phải học thêm rất nhiều ca khúc tiếng Anh lẫn tiếng Pháp trong đủ mọi thể loại, vì ngoại trừ nhóm Beatles và Ray Charles, danh sách các bản nhạc mà anh thường hay hát rất là hạn chế.
Một thời gian sau đó, anh thành lập ban nhạc The Untouchables, đi hát trong các liên hoan địa phương ngoài các đêm diễn chủ nhật hàng tuần. Trong giai đọan này, Garou chỉ kiếm tiền đủ để sống, nhưng lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm sân khấu quý báu mà các ca sĩ trẻ tuổi xuất thân từ các cuộc thi tiếng hát truyền hình sẽ không bao giờ có được. Mãi đến mùa hè năm 1997, tức là 4 năm sau ngày anh bắt đầu đi hát trong các quán nhạc, tiếng hát của anh mới lọt vào tai của nhà sản xuất kiêm tác giả Luc Plamondon.
Vào thời đó, ông đang tuyển lựa nhiều giọng ca để dựng lên vở ca nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris). Nhờ vào vai diễn thằng gù Quasimodo mà sự nghiệp của Garou cất cánh : anh đoạt danh hịêu tài năng đầy hứa hẹn nhân kỳ trao giải thưởng âm nhạc Felix của làng nhạc Québec năm 1999. Cùng với đoàn kịch, anh đi diễn trong ba năm liền. Cho đến khi hết hợp đồng, anh tách ra riêng vào năm 2001.
Dòng sông tuổi nhỏ : huyết mạch vỡ oà
Nam ca sĩ người Canada thật sự khởi nghiệp solo với tập nhạc đầu tay mang tựa đề Seul gồm cả hai nghĩa : Cô đơn và Hát một mình, phát hành vào tháng 11 năm 2000. Album này được bán hơn 1 triệu bản và giúp cho Garou đoạt 4 giải thưởng nhân kỳ trao giải ADISQ tại Montréal, trong đó có hai danh hiệu quan trọng là album hay nhất và giọng ca nam xuất sắc nhất trong năm 2001. Vài tháng sau đó, anh đoạt giải Victoire của Pháp dành cho bản song ca Sous le Vent (tạm dịch là Thuyền xuôi gió) mà anh ghi âm với Celine Dion.
Trong vòng một thập niên liền, Garou ghi âm một cách đều đặn, cho ra đời đến 6 album, tức là cứ hai năm anh lại vào phòng thu. Một trong những đỉnh cao sự nghiệp là khi anh được danh ca lão thành Michel Sardou, mời ghi âm bản song ca mang tựa đề La rivière de notre enfance (tạm dịch là Dòng sông tuổi thơ). Được phát hành vào cuối năm 2004, bản nhạc phá kỷ lục số bán với hơn 2 triệu bản, chiếm hạng đầu thị trường Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ trong vòng 10 tuần lễ liên tục.
Nhớ vóc dáng tàng cây
Run rẩy ngọn gió đầy
Nghe tiếng thầm sóng dậy
Treo lơ lững biển mây
Con lộ trước cổng nhà
Nhớ từng viên sỏi đá
Phơi tim khô mùa hạ
Cho đến tận đông qua
Đâu phải máu chan hoà
Cuộn siết trong tim ta
Chảy dòng sông tuổi nhỏ
Cho huyết mạch vỡ oà
Nhớ vóc dáng hải đăng
Ngọn đèn đêm thức trắng
Tóc hương nào dai dẳng
Trên vạt áo chùm khăn
Cớ chi hồn băn khoăn
Buồn trong ta thăm thẳm
Bỗng nhức nhối âm thầm
Vết chảy mòn tháng năm
Nay dòng sông tuổi già
Về siết chặt tim ta
Kỷ niệm đành buông thả
Cho huyết mạch vỡ oà
Đánh cắp trái tim : tên trộm hào hoa
Gợi hứng từ bậc đàn anh, Garou ghi âm vào năm 2008 album mang tựa đề Piece of my soul (Một mảnh của tâm hồn), chắp nối những dở dang trong mối đam mê đầu đời với âm nhạc. Nhờ kinh nghiệm sàn diễn mà giọng ca của Garou thăng hoa trong cảm xúc. Bao kỹ thuật điêu luyện của phòng thâu không thể tạo lại cái ngẫu hứng bất chợt trong khoảnh khắc. Với vòng lưu diễn quốc tế đưa anh đi sang Nga, Liban, Ba Lan và một số nước Đông Âu, Garou chứng tỏ anh thuộc vào hàng ca sĩ hát trên sân khấu hay hơn nhiều là ở phòng thâu.
Trong hai album gần đây nhất của anh là Gentleman cambrioleur (Tên trộm hào hoa) và Version intégrale (Phiên bản nguyên vẹn), nam ca sĩ người Canada bắt đầu chuyển hướng với lối hát phá cách. Anh sẵn có một chất giọng khỏe khoắn nên không cần phải cường điệu trong lối diễn đạt, không cần nhấn mạnh quá trớn trong cách lấy hơi. Có lẽ cũng vì thế mà trong những bản nhạc sau này, Garou không cần phải gồng mình trong những đoạn cao trào, cách hát của anh nhờ vậy mà trở nên sâu sắc và tinh tế hơn.
Trên sàn diễn, khi hát lại bài Belle (Giai nhân) nhạc phẩm chủ đề của vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris, có một sự khác biệt khá lớn giữa ca khúc của 10 năm về trước với phiên bản thời nay. Nhjac phẩm này từng được công chúng bình chọn làm ca khúc hay nhất trong nửa cuối thế kỷ 20. Chất giọng của Garou vốn đã khàn đục, giờ đây lại càng chai sạn hơn với bao thất bại trong quán rượu từng trải, bao khói thuốc dầy đặc đêm dài. Nhưng dưới cái lớp vỏ cứng cáp ở bên ngoài, anh vẫn giữ được cho mình một nét gì đó thật quyến rũ mượt mà của kẻ chuyên đánh cắp con tim.
Có lẽ cũng vì thuở thiếu thời, hình tượng của anh hùng đội mũ cầm roi trong loạt phim truyện Indiana Jones đã in đậm trong ký ức của anh. Tuy học giỏi, nhưng Garou lại cứng đầu bướng bỉnh. Gia đình lại cho anh đi học ở trường dòng với kỷ luật nghiêm khắc. Nhiều lần cúp cua, trốn học, vi phạm nội quy nên Garou bị đuổi ra khỏi trường. Một năm sau, cậu thiếu niên lại trượt tú tài nên giấc mộng theo đuổi ngành khảo cổ học coi như là đã tiêu tan.
Năm 18 tuổi, Garou rời gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Thời gian đầu, anh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống : ban ngày đi giao hàng, ban đêm làm gác dan. Cùng với một số bạn học cũ, anh thành lập ban nhạc The Doors and Windows, nhờ có một chút vốn liếng âm nhạc nên trở thành tay đàn guitare chính của nhóm. Trong những năm tháng đầu, họ chủ yếu hát nhạc của Beatles trong các quán bar. Tuy các buổi biểu diễn không thu hút đông đảo người xem, nhưng Garou cho biết là kể từ đó con vi trùng âm nhạc ăn sâu vào xương tủy của mình.
Thời gian đầu khởi nghiệp gian nan
Năm anh tròn 20 tuổi, Garou muốn đến Montreal để lập nghiệp, nhưng không hề có được một cơ hội đẻ thi thố tài năng. Dù có gỏ cách mấy, nhưng mọi cửa vẫn đóng. Sau một thời gian đi hát rong để kiếm sống, anh chán nản trở về nguyên quán. Cũng may cho anh là tại Sherbrooke, một chủ quán rượu (ông Francis Delage) chịu bỏ tiền thuê một ca sĩ vô danh.
Theo hợp đồng, Garou phải hát mỗi buổi tối chủ nhật. Quán bar không được trang bị đầy đủ nên Garou phải mua nhạc khí và hệ thống điều khiển âm thanh. Khó hơn nữa, là anh phải học thêm rất nhiều ca khúc tiếng Anh lẫn tiếng Pháp trong đủ mọi thể loại, vì ngoại trừ nhóm Beatles và Ray Charles, danh sách các bản nhạc mà anh thường hay hát rất là hạn chế.
Một thời gian sau đó, anh thành lập ban nhạc The Untouchables, đi hát trong các liên hoan địa phương ngoài các đêm diễn chủ nhật hàng tuần. Trong giai đọan này, Garou chỉ kiếm tiền đủ để sống, nhưng lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm sân khấu quý báu mà các ca sĩ trẻ tuổi xuất thân từ các cuộc thi tiếng hát truyền hình sẽ không bao giờ có được. Mãi đến mùa hè năm 1997, tức là 4 năm sau ngày anh bắt đầu đi hát trong các quán nhạc, tiếng hát của anh mới lọt vào tai của nhà sản xuất kiêm tác giả Luc Plamondon.
Vào thời đó, ông đang tuyển lựa nhiều giọng ca để dựng lên vở ca nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris). Nhờ vào vai diễn thằng gù Quasimodo mà sự nghiệp của Garou cất cánh : anh đoạt danh hịêu tài năng đầy hứa hẹn nhân kỳ trao giải thưởng âm nhạc Felix của làng nhạc Québec năm 1999. Cùng với đoàn kịch, anh đi diễn trong ba năm liền. Cho đến khi hết hợp đồng, anh tách ra riêng vào năm 2001.
Dòng sông tuổi nhỏ : huyết mạch vỡ oà
Nam ca sĩ người Canada thật sự khởi nghiệp solo với tập nhạc đầu tay mang tựa đề Seul gồm cả hai nghĩa : Cô đơn và Hát một mình, phát hành vào tháng 11 năm 2000. Album này được bán hơn 1 triệu bản và giúp cho Garou đoạt 4 giải thưởng nhân kỳ trao giải ADISQ tại Montréal, trong đó có hai danh hiệu quan trọng là album hay nhất và giọng ca nam xuất sắc nhất trong năm 2001. Vài tháng sau đó, anh đoạt giải Victoire của Pháp dành cho bản song ca Sous le Vent (tạm dịch là Thuyền xuôi gió) mà anh ghi âm với Celine Dion.
Trong vòng một thập niên liền, Garou ghi âm một cách đều đặn, cho ra đời đến 6 album, tức là cứ hai năm anh lại vào phòng thu. Một trong những đỉnh cao sự nghiệp là khi anh được danh ca lão thành Michel Sardou, mời ghi âm bản song ca mang tựa đề La rivière de notre enfance (tạm dịch là Dòng sông tuổi thơ). Được phát hành vào cuối năm 2004, bản nhạc phá kỷ lục số bán với hơn 2 triệu bản, chiếm hạng đầu thị trường Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ trong vòng 10 tuần lễ liên tục.
Nhớ vóc dáng tàng cây
Run rẩy ngọn gió đầy
Nghe tiếng thầm sóng dậy
Treo lơ lững biển mây
Con lộ trước cổng nhà
Nhớ từng viên sỏi đá
Phơi tim khô mùa hạ
Cho đến tận đông qua
Đâu phải máu chan hoà
Cuộn siết trong tim ta
Chảy dòng sông tuổi nhỏ
Cho huyết mạch vỡ oà
Nhớ vóc dáng hải đăng
Ngọn đèn đêm thức trắng
Tóc hương nào dai dẳng
Trên vạt áo chùm khăn
Cớ chi hồn băn khoăn
Buồn trong ta thăm thẳm
Bỗng nhức nhối âm thầm
Vết chảy mòn tháng năm
Nay dòng sông tuổi già
Về siết chặt tim ta
Kỷ niệm đành buông thả
Cho huyết mạch vỡ oà
Lời phóng tác của nhạc phẩm "La rivière de notre enfance" (Dòng sông tuổi thơ)
Tuy thành công trong làng nhạc nhẹ, nhưng Garou thú thật là sở trường của anh không phải là hát nhạc tình mà chủ yếu là nhạc blues và nhạc soul. Chất giọng khàn đục cảu anh làm người ta liên tưởng đến Joe Cocker hay Rod Stewart, nhưng trong cách diễn đạt anh lại rất ngưỡng mộ bậc thầy Ray Charles, người có biệt tài biến tấu không ngừng theo ngẫu hứng, lặp đi lặp lại nhiều lần những phân đoạn ngắn, để tạo ra nhịp điệu căn bản trong nhạc nền.Đánh cắp trái tim : tên trộm hào hoa
Gợi hứng từ bậc đàn anh, Garou ghi âm vào năm 2008 album mang tựa đề Piece of my soul (Một mảnh của tâm hồn), chắp nối những dở dang trong mối đam mê đầu đời với âm nhạc. Nhờ kinh nghiệm sàn diễn mà giọng ca của Garou thăng hoa trong cảm xúc. Bao kỹ thuật điêu luyện của phòng thâu không thể tạo lại cái ngẫu hứng bất chợt trong khoảnh khắc. Với vòng lưu diễn quốc tế đưa anh đi sang Nga, Liban, Ba Lan và một số nước Đông Âu, Garou chứng tỏ anh thuộc vào hàng ca sĩ hát trên sân khấu hay hơn nhiều là ở phòng thâu.
Trong hai album gần đây nhất của anh là Gentleman cambrioleur (Tên trộm hào hoa) và Version intégrale (Phiên bản nguyên vẹn), nam ca sĩ người Canada bắt đầu chuyển hướng với lối hát phá cách. Anh sẵn có một chất giọng khỏe khoắn nên không cần phải cường điệu trong lối diễn đạt, không cần nhấn mạnh quá trớn trong cách lấy hơi. Có lẽ cũng vì thế mà trong những bản nhạc sau này, Garou không cần phải gồng mình trong những đoạn cao trào, cách hát của anh nhờ vậy mà trở nên sâu sắc và tinh tế hơn.
Trên sàn diễn, khi hát lại bài Belle (Giai nhân) nhạc phẩm chủ đề của vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris, có một sự khác biệt khá lớn giữa ca khúc của 10 năm về trước với phiên bản thời nay. Nhjac phẩm này từng được công chúng bình chọn làm ca khúc hay nhất trong nửa cuối thế kỷ 20. Chất giọng của Garou vốn đã khàn đục, giờ đây lại càng chai sạn hơn với bao thất bại trong quán rượu từng trải, bao khói thuốc dầy đặc đêm dài. Nhưng dưới cái lớp vỏ cứng cáp ở bên ngoài, anh vẫn giữ được cho mình một nét gì đó thật quyến rũ mượt mà của kẻ chuyên đánh cắp con tim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét